Hotline: 0928.955.339 - 0908.610.936
Đằng sau là tư duy khôn ngoan làm nên sự khác biệt cho 1% dân số thế giới
Người giàu vung tay chi tiêu không đơn thuần chỉ vì họ có tiền. Đây chính là cách mà người giàu có thể đón đầu mọi thay đổi trong cuộc chơi kinh doanh.
Trong giới nhà giàu, không phải ai cũng là thiên tài. Họ chỉ là những người bình thường học được cách để trở nên giàu có. Một số đi lên từ tay trắng, lấy kinh nghiệm từ thực tế; số khác lại học hỏi từ những người giỏi nhất. Họ không ngại chi tiền để có được những thứ tốt nhất, tài năng nhất. Họ phụ thuộc nhiều vào điều này.
Trên thực tế, một trong những cách họ dùng để đo khả năng lãnh đạo trong kinh doanh là so sánh số tiền họ bỏ ra cho việc học tập và kết hợp những ý tưởng mới. Những người giàu tham vọng luôn muốn mạnh tay chi tiền để hơn hẳn người khác. Thế nhưng, họ không làm điều này một cách bừa bãi mà có tính toán.
Tham lam khi mọi người sợ hãi
Khi con người giàu đến một mức nào đó, trong đầu họ sẽ hình thành hai kiểu suy nghĩ. Thứ nhất là "Nếu tôi mất tất cả thì sao?". Thứ hai là "Nếu tôi kiếm được thêm thì sao?". Đây là tiếng nói của sự sợ hãi và tham lam. Cả hai thái cực đều sẽ dẫn con người tới nghèo đói, nhưng nếu cứ đứng ở giữa thì bạn mãi không thể thành công được.
Vì vậy, chúng ta cần đến "nguyên tắc ngón tay cái" - các doanh nhân cần tham lam nhiều hơn sợ hãi, trong khi các nhà đầu tư cần sợ hãi nhiều hơn tham lam. Đa phần mọi người sẽ đi theo đám đông. Thế nhưng, chìa khóa đều thành công bền vững lại là làm ngược lại. "Hãy tham lam khi người khác sợ hãi; hãy sợ hãi khi người khác tham lam".
Đây chính là câu thần chú của những người giàu có và thành công. Thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Thế giới vận động nhanh tới mức cả một ngành công nghiệp có thể trở nên lỗi thời trong vỏn vẹn 5 năm. Vì thế, họ sẵn sàng đâm đầu vào những ý tưởng mới. Họ không ngại bỏ tiền để tạo thế dẫn đầu. Trong hầu hết trường hợp, họ không thể tự mình hiểu được sự thay đổi. Họ làm mọi thứ để chiêu mộ ai đó có khả năng hiểu được điều này về phe mình.
Học hỏi kịp thời
Không phải thứ gì cũng đáng để bỏ ra thời gian và công sức ra học hỏi. Thế nhưng, khi một xu hướng mới bắt đầu phát triển trong kinh doanh, việc bắt kịp nó là rất quan trọng. Có những thứ chúng ta phải học hỏi kịp thời, bằng hai cách duy nhất. Cách đầu tiên: bằng thời gian, mồ hôi và nước mắt. Cách thứ hai là mua lại kiến thức của những người đã học hỏi bằng cách thứ nhất.
Rõ ràng, cách thứ hai không chỉ ngắn hơn mà còn hiệu quả hơn. Đây chính là con đường dành cho giới nhà giàu - những người có đủ tiền để mua cả thời gian. Do đó, nếu thấy họ trên những nền tảng đang nổi, bạn đang nhìn vào nỗ lực chi tiêu để đón đầu thay đổi của họ.
Không con số nào là quá lớn
Đôi khi, việc đón đầu thay đổi cần bỏ ra một số tiền lớn. Những người giàu có không thì chẳng ngại phải làm vậy. Câu hỏi duy nhất tồn tại là liệu doanh thu có bù đắp được chi phí bỏ ra không? Câu trả lời thường là có. Ai cũng muốn tăng trưởng doanh thu, nhưng rất ít người dám thực hiện được yêu cầu trước đó. Thuê những người giỏi nhất để có được kết quả mong muốn dĩ nhiên là việc tốn kém. Chẳng có con đường nào là rẻ hơn cả.
Tâm lý chi trội
Khi cạnh tranh trở nên khốc liệt, việc có nhiều tiền sẽ đem lại lợi thế lớn. Đây chính là chỗ mà top 1% giàu có tạo nên sự khác biệt. Họ không chỉ bỏ tiền ra, mà còn phải đảm bảo mình vượt mặt đối thủ. Việc này không đơn thuần là vung tiền nhiều hơn người khác. Quan trọng là họ thu về được nhiều giá trị và vị thế hơn đối thủ. Trong trò chơi kinh doanh, công ty nào có nhiều nguồn lực nhất thường chiến thắng. Nhân tài cũng là một phần trong số đó.
Một người biết huy động những nhân tài giỏi nhất nghĩ ra ý tưởng cho mình sẽ luôn luôn đánh bại một người có ý tưởng thiên tài nhưng trong tay chỉ có những nhân viên tầm thường. Giới nhà giàu có thể đón đầu thay đổi nhờ mạnh tay chi tiền nhiều hơn bất cứ ai trong cùng lĩnh vực. Nếu không làm vậy, chính họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
Một cái nhìn khác về tỷ phú
Tỷ phú có thể được nhìn nhận theo một cách hoàn toàn mới: Họ là người biến những người làm việc cho mình trở thành tỷ phú. Có thể bạn không thích cách tiếp cận kinh doanh của họ, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng họ đã tạo ra một nền tảng giúp những người khác trở nên giàu có theo.
Vì vậy, nếu muốn trở thành tỷ phú, hãy bắt đầu một công ty nơi những người làm việc cho bạn có thể trở thành triệu phú. Đó không phải là một mô hình kinh doanh kiểu kim tự tháp, mà là nơi đổi mới và sáng tạo được phát triển mạnh mẽ.
Trên thực tế, một trong những cách họ dùng để đo khả năng lãnh đạo trong kinh doanh là so sánh số tiền họ bỏ ra cho việc học tập và kết hợp những ý tưởng mới. Những người giàu tham vọng luôn muốn mạnh tay chi tiền để hơn hẳn người khác. Thế nhưng, họ không làm điều này một cách bừa bãi mà có tính toán.
Tham lam khi mọi người sợ hãi
Khi con người giàu đến một mức nào đó, trong đầu họ sẽ hình thành hai kiểu suy nghĩ. Thứ nhất là "Nếu tôi mất tất cả thì sao?". Thứ hai là "Nếu tôi kiếm được thêm thì sao?". Đây là tiếng nói của sự sợ hãi và tham lam. Cả hai thái cực đều sẽ dẫn con người tới nghèo đói, nhưng nếu cứ đứng ở giữa thì bạn mãi không thể thành công được.
Vì vậy, chúng ta cần đến "nguyên tắc ngón tay cái" - các doanh nhân cần tham lam nhiều hơn sợ hãi, trong khi các nhà đầu tư cần sợ hãi nhiều hơn tham lam. Đa phần mọi người sẽ đi theo đám đông. Thế nhưng, chìa khóa đều thành công bền vững lại là làm ngược lại. "Hãy tham lam khi người khác sợ hãi; hãy sợ hãi khi người khác tham lam".
Đây chính là câu thần chú của những người giàu có và thành công. Thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Thế giới vận động nhanh tới mức cả một ngành công nghiệp có thể trở nên lỗi thời trong vỏn vẹn 5 năm. Vì thế, họ sẵn sàng đâm đầu vào những ý tưởng mới. Họ không ngại bỏ tiền để tạo thế dẫn đầu. Trong hầu hết trường hợp, họ không thể tự mình hiểu được sự thay đổi. Họ làm mọi thứ để chiêu mộ ai đó có khả năng hiểu được điều này về phe mình.
Học hỏi kịp thời
Không phải thứ gì cũng đáng để bỏ ra thời gian và công sức ra học hỏi. Thế nhưng, khi một xu hướng mới bắt đầu phát triển trong kinh doanh, việc bắt kịp nó là rất quan trọng. Có những thứ chúng ta phải học hỏi kịp thời, bằng hai cách duy nhất. Cách đầu tiên: bằng thời gian, mồ hôi và nước mắt. Cách thứ hai là mua lại kiến thức của những người đã học hỏi bằng cách thứ nhất.
Rõ ràng, cách thứ hai không chỉ ngắn hơn mà còn hiệu quả hơn. Đây chính là con đường dành cho giới nhà giàu - những người có đủ tiền để mua cả thời gian. Do đó, nếu thấy họ trên những nền tảng đang nổi, bạn đang nhìn vào nỗ lực chi tiêu để đón đầu thay đổi của họ.
Không con số nào là quá lớn
Đôi khi, việc đón đầu thay đổi cần bỏ ra một số tiền lớn. Những người giàu có không thì chẳng ngại phải làm vậy. Câu hỏi duy nhất tồn tại là liệu doanh thu có bù đắp được chi phí bỏ ra không? Câu trả lời thường là có. Ai cũng muốn tăng trưởng doanh thu, nhưng rất ít người dám thực hiện được yêu cầu trước đó. Thuê những người giỏi nhất để có được kết quả mong muốn dĩ nhiên là việc tốn kém. Chẳng có con đường nào là rẻ hơn cả.
Tâm lý chi trội
Khi cạnh tranh trở nên khốc liệt, việc có nhiều tiền sẽ đem lại lợi thế lớn. Đây chính là chỗ mà top 1% giàu có tạo nên sự khác biệt. Họ không chỉ bỏ tiền ra, mà còn phải đảm bảo mình vượt mặt đối thủ. Việc này không đơn thuần là vung tiền nhiều hơn người khác. Quan trọng là họ thu về được nhiều giá trị và vị thế hơn đối thủ. Trong trò chơi kinh doanh, công ty nào có nhiều nguồn lực nhất thường chiến thắng. Nhân tài cũng là một phần trong số đó.
Một người biết huy động những nhân tài giỏi nhất nghĩ ra ý tưởng cho mình sẽ luôn luôn đánh bại một người có ý tưởng thiên tài nhưng trong tay chỉ có những nhân viên tầm thường. Giới nhà giàu có thể đón đầu thay đổi nhờ mạnh tay chi tiền nhiều hơn bất cứ ai trong cùng lĩnh vực. Nếu không làm vậy, chính họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
Một cái nhìn khác về tỷ phú
Tỷ phú có thể được nhìn nhận theo một cách hoàn toàn mới: Họ là người biến những người làm việc cho mình trở thành tỷ phú. Có thể bạn không thích cách tiếp cận kinh doanh của họ, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng họ đã tạo ra một nền tảng giúp những người khác trở nên giàu có theo.
Vì vậy, nếu muốn trở thành tỷ phú, hãy bắt đầu một công ty nơi những người làm việc cho bạn có thể trở thành triệu phú. Đó không phải là một mô hình kinh doanh kiểu kim tự tháp, mà là nơi đổi mới và sáng tạo được phát triển mạnh mẽ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn